Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng ước chừng khoảng 1 – 2% trong số nạn nhân đuối nước, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.
PHÂN BIỆT CHẾT ĐUỐI KHÔ VÀ CHẾT ĐUỐI THỨ CẤP
Chết đuối khô, tiếng Anh viết là “Dry Drowning”, là tình trạng nạn nhân trong lúc bơi hít phải một lượng nước nhỏ qua mũi hoặc miệng, gây nên hiện tượng co thắt cơ thanh quản, làm cho bệnh nhân khó thở và chết ngạt. Bệnh diễn biến sớm, trong giờ đầu ngay sau khi nạn nhân ra khỏi bể bơi.
Chết đuối thứ cấp, tiếng Anh viết là “Secondary Drowning”, là tình trạng trong lúc bơi nạn nhân hít phải nước vào phổi, gây nên hiện tượng phù phổi, tiến triển nặng dần đến suy hô hấp và tử vong. Bệnh biểu hiện muộn hơn, có thể đến 24 giờ sau khi ra khỏi bể bơi.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
1. Ho, khó thở, đau ngực.
2. Thay đổi hành vi đột ngột.
3. Mệt mỏi nhiều.
Những dấu hiệu này không dễ dàng để nhận ra, đặc biệt là trẻ nhỏ.
PHÒNG TRÁNH NHƯ THẾ NÀO?
Cách phòng tránh chết đuối khô và chết đuối thứ cấp là như nhau:
1. Học bơi: Chết đuối khô và chết đuối thứ cấp chủ yếu xảy ra với người không biết bơi, hoặc bơi kém. Bởi vậy mà việc học bơi sẽ là món quà mà cuộc sống ban tặng để cứu chính mạng sống của mình. Mục tiêu của học bơi đúng kĩ thuật là để tăng cường sức khỏe, an toàn, vui vẻ. Để đảm bảo an toàn, không nên cho trẻ dưới 5 tuổi học bơi.
2. Giám sát: Bố mẹ phải giám sát trẻ chặt chẽ trong hồ bơi, dù trẻ có kĩ năng bơi tốt nhưng không để trẻ tự do bơi khi không có người lớn giám sát. Tuân thủ chặt chẽ các quy định của hồ bơi cũng là yếu tố hết sức cần thiết.
3. Sớm phát hiện những dấu hiệu nhận biết trẻ bị chết đuối khô và chết đuối thứ cấp. Chú ý một đứa trẻ ra khỏi hồ bơi có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, không còn muốn chơi các trò chơi khác, biểu hiện quên, có những hành vi bất thường.
4. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.