Cha mẹ luôn muốn con cái mình ở độ tuổi đến trường tham gia vào các môn thể thao và hoạt động khác nhau để giúp con phát triển các kỹ năng xã hội và trở thành những cá nhân toàn diện. Nhưng, bên cạnh những hoạt động ngoại khóa, cha mẹ cần dạy con một số kỹ năng sống quan trọng hơn. Sáu kỹ năng sống quan trọng mỗi đứa trẻ ở độ tuổi đi học nên có:
1. Kỹ năng đi xe đạp
Mỗi đứa trẻ nên được dạy cách đi xe đạp. Ngoài lợi ích của việc tập thể dục, đi ra ngoài một cách độc lập với bạn bè, gia đình, đi xe đạp còn dạy trẻ nhiều hơn như việc học được tính kiên trì và khả năng đối mặt với sợ hãi.
2. Kỹ năng bơi lội
Học bơi có thể mất nhiều năm học, trong khi một số trẻ có năng khiếu tự nhiên. Tuy nhiên, học không chỉ để biết bơi mà còn giúp trẻ trang bị biện pháp an toàn khi ở dưới nước cũng như cách giúp đỡ người bị đuối nước.
Bơi lội là một trong những kỹ năng sinh tồn rất quan trọng. Nếu bạn không có bể bơi ở nhà, hãy cân nhắc đăng ký cho trẻ học tại trung tâm cộng đồng địa phương. Những đứa trẻ càng quen với việc bơi lội từ nhỏ, chúng sẽ càng thoải mái hơn khi ở trong nước.
3. Kỹ năng cư xử phù hợp
Trẻ cần biết khi nào nên nói lời cảm ơn, lúc nào cần nói câu xin lỗi. Phép lịch sự giúp trẻ phát triển rất xa, trở thành một người tốt được mọi người yêu mến. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ nói lời cảm ơn, xin lỗi, các kỹ năng cư xử càng sớm càng tốt.
4. Kỹ năng làm việc nhà
Khi con bắt đầu biết làm việc nhà thì nên dạy con rèn tính tự lập. Ít nhất, hãy để bé biết tự lo mọi việc cho mình, ví dụ như những việc liên quan đến cá nhân như vệ sinh, thay đồ, dọn phòng riêng… Tự lập là khả năng quan trọng trong mỗi cuộc sống của con người. Một người biết tự lập thì sau này sẽ biết làm chủ cuộc sống của họ. Việc nhà rất vừa sức để tác động đến tính tự lập của trẻ.
Khi trẻ có thể tham gia vào công việc gia đình thì mới có trách nhiệm với gia đình. Giúp trẻ hiểu được công sức của bố mẹ trong việc đi làm mới có điều kiện về kinh tế để nuôi dạy trẻ. Trẻ sẽ biết lao động là vất vả như thế nào và hình thành ý thức coi trọng thành quả của lao động, ví dụ: lau nhà không đơn giản vì vậy bé phải luôn giữ cho nhà sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
5. Kỹ năng khi người lạ tiếp cận
Trẻ em rất ngây thơ nên không lường trước được sự nguy hiểm của người lạ. Trẻ nên được dạy phải làm gì nếu bị người lạ tiếp cận khi chơi ở công viên, sân vườn hoặc thậm chí ngay trong trường học.
Điều này đi cùng với các mẹo an toàn cơ bản khác như không bao giờ mở cửa cho người lạ, đặc biệt nếu cha mẹ không ở nhà, làm thế nào để tìm người giúp đỡ nếu họ bị lạc ở nơi công cộng, không bao giờ lấy thức ăn từ người lạ, và để luôn tìm thấy một người lớn đáng tin cậy.
6. Kỹ năng tiết kiệm tiền
Dạy trẻ về tầm quan trọng của tiết kiệm tiền ngay từ khi còn nhỏ là việc mọi cha mẹ cần làm. Quản lý tiền bạc thành công chính là khả năng đưa ra những quyết định tốt.
Cha mẹ có thể dạy trẻ tiết kiệm từ việc đơn giản như bỏ tiền ống heo mỗi ngày để có thể mua được món đồ chơi trẻ thích hay một cuốn truyện hay. Khi con lớn hơn, cha mẹ hãy dạy con cách chi tiêu thế nào cho hợp lý khi đi siêu thị,..